Việc nuôi chim yến trong nhà đang là một hình thức kinh doanh được rất nhiều hộ gia phát triển để tăng thu nhập, đồng thời phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai nuôi yến cũng thành công bởi việc đây là công việc vừa thuận lợi vừa gặp rủi ro. Để giảm thiểu những rủi ro khi nuôi yến, sau đây là những kinh nghiệm được dân làng yến chia sẻ.
Kỹ thuật xây nhà yến
Thiết kế nhà yến cần phải dựa trên kết quả khảo sát đại điểm mà chủ sản xuất định xây nhà yến. Trước khi thiết kế và xây dựng nhà yến thì cần phải tính toán đến điều kiện khí hậu, môi trường của khu vực xây nhà yến. Theo những người dân làng yến thì việc xây nhà yến cần phải căn cứ vào nhiệt độ. Đối với những khu vực có nhiệt độ trung bình là hơn hoặc bằng 27 độ C thì cần xây nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m. Nếu nhà nuôi yến được xây ở những vùng có nhiệt độ thấp hơn 27 độ C thì chiều cao tối thiểu là 3,5m và thấp nhất là 2,5m. Để phù hợp với tập tính sinh sống của chim yến.
Kết cấu nhà nuôi chim yến
Kích thước ngôi nhà yến
Để mang lại hiệu quả cho việc nuôi yến thì diện tích đất để xây dựng tối thiểu phải là 100 m2 và kích thước phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m. Ngoài ra, có nhiều nhà yến được đầu tư rộng hơn với kích thước là 20x30m. Đồng thời khi tiến hành xây dựng nhà yến cần phải chú ý đến số tầng phụ và kích thước nhà yến cho phù hợp với số lượng yến sinh sống để có thể dễ dàng thu hồi lại vốn.
Bản vẽ nhà nuôi chim yến
Lối vào nhà yến
Vị trí các lỗ cho chi bay vào cũng rất quan trọng trong việc thu hút yến vào nhà nuôi chim yến. Có hai cách để mở lỗ chim đó là sử dụng giếng trời và để ra một khoảng không cho chim có thể bay vào và cách thứ hai là phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước của các lỗ này sẽ tùy thuộc vào từng kiểu nhà nuôi yến nhưng kích thước tối thiểu nên là 30×40 cm.
Các mô hình nhà yến phổ biến hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay đang có một số mô hình nhà yến vô cùng phổ biến, đó là:
Mô hình nhà yến bằng gạch và bê tông cốt thép, mô hình này khá phổ biến bởi nó phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như thời tiết ở Việt Nam, chi phí xây dựng nhà yến kiểu này cũng ít tốn kém hơn so với các loại khác rất phù hợp cho những ai ít vốn. Đồng thời, môi trường này cũng có độ bền và tuổi thọ khá cao, giúp đảm bảo tốt độ ẩm cũng như nhiệt độ trong nhà yến.
Mô hình nhà nuôi chim yến thứ hai là nhà 3D được các chủ đầu tư thực hiện cấu trúc để nhằm hấp dẫn khách du lịch. Các nhà yến này thường được sử dụng ở miền Nam. Nguyên tắc của mô hình này là đan khung thép rồi sau đó phun hỗn hợp xi măng cùng chất phụ gia. Nhược điểm của mô hình này là có tuổi thọ thấp và có dấu hiệu xuống cấp chỉ sau 5 đến 7 năm.
Bản thiết kế nhà ngói nuôi chim yến
Với những kinh nghiệm trên đây thì bạn hoàn toàn có thể tự tin trong việc xây nhà nuôi chim yến. Trong quá trình chọn kiểu nhà, địa điểm xây nhà nuôi chim thì bạn cần chú ý đến các điều kiện bên ngoài lẫn điều kiện kinh tế của bạn để việc kinh doanh có thể thành công.